Nâng trần nợ công - Bây giờ thì sao?
Tóm tắt
• Đình chỉ giới hạn nợ không có nhiều ảnh hưởng đến thị trường vốn.
• Kết hợp việc thanh khoản giảm và thái độ phản đối tiền điện tử của các nhà quản lý, Mỹ có thể bị tụt lùi về công nghệ và chính trị.
• Hồng Kông và Khu vực đồng tiền chung Euro đang dẫn đầu cuộc đua, trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu, phù hợp với quy định.
Chính sách tiền tệ: Nới lỏng định lượng và thắt chặt định lượng
Trước khi bắt đầu, chúng ta cần hiểu các thuật ngữ Nới lỏng định lượng (QE) và Thắt chặt định lượng (QT) vì phần thảo luận dưới đây được xây dựng dựa trên cơ sở của các chính sách tiền tệ này. Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm giữ lạm phát ở mức phù hợp là 2%. Mỗi khi lạm phát đi đường vòng, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng QE hoặc QT để kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế, từ đó kích thích hoạt động chi tiêu.
Là một phần mới được công nhận của thị trường tài chính toàn cầu, tiền điện tử phản ứng trước các quyết định về lãi suất. Khẩu vị của các nhà đầu tư sẽ thay đổi cùng với việc điều chỉnh cung tiền; nếu thấy khả năng tiếp cận dự trữ tiền mặt bị hạn chế, họ có thể giảm số lượng đầu tư rủi ro trong danh mục đầu tư để giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn và ngược lại. Kịch bản đầu tiên, được gọi là QT, xảy ra khi một ngân hàng trung ương tăng lãi suất, loại bỏ thanh khoản khỏi thị trường.
Ngược lại với QT là QE, với nỗ lực nới lỏng định lượng được biết đến rộng rãi nhất là của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sau cuộc Đại suy thoái. FED duy trì lãi suất quỹ liên bang dưới 2% từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2018 để tăng chi tiêu (hay còn gọi là tiêu dùng). Tại Khu khu vực đồng tiền chung Euro, cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi bắt đầu mức lãi suất 0%vào năm 2016 nhằm giải quyết tình trạng giảm phát của khối.
Bảng cân đối kế toán và thanh khoản của FED
Theo Google Trends, số lượt tìm kiếm 'trần nợ' và 'giới hạn nợ' trong nửa cuối tháng 5 năm 2023 trung bình là 58 lượt mỗi ngày, không nhiều so với mức độ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông mà các từ khoá này nhận được.
Quan điểm cho rằng Mỹ có thể vỡ nợ nghe có vẻ hấp dẫn nhưng đầy nguy hiểm, và hậu quả sẽ rất khủng khiếp và dễ lây lan đến mức khả năng xảy ra một sự kiện như vậy được cho là vô cùng nhỏ. Giờ đây, Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống đã bắt tay, tất cả FUD - sợ hãi (Fear), không chắc chắn (Uncertainty) và nghi ngờ (Doubt) - cuối cùng cũng bị cuốn trôi; lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn đã giảm đáng kể (xem biểu đồ bên dưới), đồng nghĩa với niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu đang được khôi phục.
Thị trường chứng khoán vui mừng khi thỏa thuận được 'chính thức hóa': Chỉ số SP 500 tăng 2.48% (khi thị trường đóng cửa vào 06/06/2023) từ 4179,83 vào ngày 31/05 và Chỉ số tổng hợp NASDAQ tăng lên 13,276.42 (+2.64%). ), trong khi Bitcoin mất 0.6% giá trị so với cùng kỳ.
Tăng hạn mức nợ quốc gia mới chỉ là bước khởi đầu
Dù chúng ta may mắn khi không phải chứng kiến ngày tận thế nhưng những hậu quả lâu dài trên thị trường vốn cần phải được thảo luận. Kể từ năm 1960, giới hạn nợ của Hoa Kỳ đã được 'nâng lên cố định, gia hạn tạm thời hoặc sửa đổi' 78 lần, điều này cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động về khả năng vay nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Tính đến cuối tháng 5 năm 2023, tổng giá trị tài sản của FED là8,385,854 triệu USD — gần gấp đôi giá trị trước Covid (tháng 3 năm 2020).
Với việc đình chỉ trần nợ quốc gia, nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán. QT phải tiếp tục; một phần ba số người tham gia thị trường dự đoán rằng FED sẽ tăng lãi suất thêm một phần tư điểm vào tháng 6 năm 2023, điều này càng làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Ngoài tất cả các phương tiện truyền thông và các cuộc nói chuyện của chuyên gia, nhiệm vụ kép của FED về 'ổn định giá và việc làm tối đa' là điều chúng ta cần tập trung vào.
Dưới đây là tóm tắt về thị trường tiêu dùng và lao động của Mỹ kể từ khi bắt đầu giai đoạn QT mới này vào tháng 4 năm 2022. Lạm phát đã liên tục giảm kể từ tháng 6 năm 2022. Tuy nhiên, cái gọi là tỷ lệ lạm phát 'chính xác hơn', Core CPI (CPI trừ năng lượng và lương thực) không cho thấy những thay đổi đáng kể. Tình hình việc làm vẫn còn khá lạc quan, và triển vọng của một hoặc nhiều lần tăng lãi suất được giải thích hợp lý.
Tiền điện tử được xem là chứng khoán tại Mỹ
Dù khủng hoảng tín dụng có thể không phải là thảm họa đối với thị trường tiền điện tử, nhưng thái độ thù địch của chính quyền Mỹ đối với tiền điện tử có thể gây ra rủi ro lớn cho ngành. Trước hết, loại tiền fiat được giao dịch nhiều nhất so với tiền điện tử là USD và vốn hóa thị trường của các stablecoin được neo với USD đơn giản là không thể vượt qua. Khó khăn trong việc chuyển đổi giữa tiền tệ truyền thống và tiền điện tử chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng tiền mã tiện tử rộng rãi; chưa kể đến tác động tiêu cực lên hệ sinh thái khởi nghiệp tiền điện tử, vốn tập trung nhiều ở Mỹ, nếu Coinbase nhượng bộ trong cuộc chiến pháp lý đang diễn ra.
Vào 05/06/2023, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã đệ đơn kiện Binance, Binance.US và Giám đốc điều hành của Binance, Changpeng Zhao. Tất nhiên, tin tức này đồng nghĩa với việc tiền điện tử chìm trong sắc đỏ, nhưng quy mô của Binance.US nhỏ hơn rất nhiều so với Binance, và tiền điện tử có thể và sẽ tồn tại ngay cả khi không có Binance, giống như sau vụ hack của Mt. Gox hack. Quan trọng hơn, SEC xác định ít nhất 10 token là chứng khoán: SOL, ADA, MATIC, FIL, ATOM, SAND, MANA, ALGO, AXS và COTI, và cách thức để phạt Coinbase vì đã 'cung cấp và bán chứng khoán chưa đăng ký' thông qua các chương trình staking và đối với 'hoạt động môi giới chưa đăng ký' của Coinbase Wallet — một ví phi lưu ký theo định nghĩa. Nếu Coinbase chọn giải quyết vụ việc mà không đấu tranh, đó sẽ là tiền lệ bất lợi cho bất kỳ trường hợp nào liên quan đến tiền điện tử trong tương lai.
Vẫn còn rất nhiều không gian cho tiền điện tử
Mỹ có thể có cách tiếp cận khắc nghiệt với các vấn đề liên quan đến tiền điện tử, nhưng nhiều quốc gia và khu vực đã quyết định đưa tiền điện tử vào bàn đàm phán. Không còn Miền Tây hoang dã đồng nghĩa với việc bảo vệ người dùng tốt hơn và hỗ trợ chính thức cho toàn bộ không gian kỹ thuật số để thử nghiệm và phát triển bền vững.
Châu Á
“Xương sống” ảo của câu chuyện về tiền điện tử nằm ở công nghệ blockchain, với sự phát triển của ngành có lợi cho nhiều lĩnh vực, từ du lịch, giải trí, học tập, thể thao, mạng xã hội và chăm sóc sức khỏe đến tài chính và quyền riêng tư. Do đó, nhiều quốc gia và khu vực đã định vị mình là trung tâm tiền điện tử toàn cầu mới, ví dụ như, ví dụ như Vương Quốc Anh, Hồng Kông và Singapore. Mong muốn nhiều nhất được thực hiện khát vọng cháy bỏng để trở thành điểm đến mới cho các công ty tiền điện tử là Hồng Kông, nơi mà gần đây đã mở đơn xin cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASPs) trước khi cung cấp quyền truy cập giao dịch tiền điện tử cho người dùng cá nhân. Họ cũng đã chọn Ripple để triển khai thí điểm cho e-HKD. Quay trở lại những ngày cuối năm 2022, quỹ ETF tiền điện tử đầu tiên ở châu Á đã ra mắt lần đầu tiên trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kôngvà vào tháng 4 năm 2023, Văn phòng Thư ký Tài chính Hồng Kông đã công bố khoản trợ cấp 500 triệu HKD cho Cyberport để hỗ trợ sự phát triển của Hệ sinh thái Web3 tại quốc gia này.
Mặt khác, kế hoạch của Singapore là nhắm mục tiêu vào các tổ chức và doanh nghiệp tiền điện tử nhiều hơn là người dùng cá nhân. DBS, ngân hàng lớn nhất ở Đông Nam Á tính theo giá tị tài sản, đã giới thiệu nền tảng DDEXX của họ dành cho giao dịch tiền điện tử tổ chức vào tháng 12 năm 2020. Sáu tài sản tiền điện tử được giao dịch ở đây bao gồm BTC, ETH, XRP, BCH, DOT và ADA. Một năm sau, ngân hàng này đã tham gia metaverse và thiết lập quan hệ đối tác với The Sandbox.
Hiện là quốc gia khai thác tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, Nga muốn tận dụng lợi thế này và sử dụng tiền điện tử cho các giao dịch xuất nhập khẩu. Nếu dự luật được thông qua, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về tiền điện tử PoW, đặc biệt là Bitcoin và đẩy giá tiền điện tử lên cao hơn.
Khu vực đồng tiền chung Euro và Vương quốc Anh
Vào 20/04/2023, Nghị viện Châu Âu đã thông qua dự luật mang tính bước ngoặt Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA), sẽ có hiệu lực vào Quý 3 năm 2024. Trọng tâm chính của MiCA xoay quanh việc quản lý các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử (CASP), bao gồm bất kỳ công ty nào cung cấp tiền điện tử và dịch vụ tiền điện tử ngay cả khi không phải là nhà phát hành token. Dù các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến stablecoin nhằm ngăn chặn những thất bại trong ngành như sự sụp đổ của Terra (LUNA), nhiều nhà phê bình cho rằng những quy định này rất có thể sẽ ngăn chặn sự phát triển của các loại tiền phi chính phủ. NFT và cho vay tiền điện tử không được MiCA bảo vệ rõ ràng.
Đồng tiền tham chiếu tốt thứ hai cho các stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản thực là đồng Euro. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2023, nguồn cung lưu hành của USDT (TetherUSD) đã tăng 25.6%, EURT (TetherEuro) tăng 0.2% và EUROC (CircleEuro) tăng 93.6%. Trong khi đó, nguồn cung USDC (CircleUSD) giảm 34.9%. Vốn hóa thị trường kết hợp của USDT và USDC tăng 1.2%, một con số nhỏ hơn nhiều so với EURT cộng với mức tăng trưởng vốn hóa thị trường của EUROC là 10.8%. Khối lượng của các stablecoin neo bằng đồng euro cũng thể hiện xu hướng tăng.
Vào tháng 2 năm 2023, Kho bạc HM đã công bố đề xuất về quy định tiền điện tử và tìm kiếm sự tư vấn. Đây là một phần trong kế hoạch thân thiện với tiền điện tử của Thủ tướng Rishi Sunak nhằm đưa Vương quốc Anh lên bản đồ tiền điện tử sau Cải cách Edinburgh, nhấn mạnh vào fintech và đổi mới.
Hãy xem xét môi trường vĩ mô ở những khu vực này trong giây lát. Dưới đây là biểu đồ minh họa tỉ lệ lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung Euro và ở Vương quốc Anh kể từ khi ECB bắt đầu QT vào tháng 4 năm 2022. Lạm phát ở EU (HICP) đã hạ nhiệt kể từ tháng 10 năm 2022 xuống còn 2%. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tiếp tục tăng lãi suất kể từ tháng 2/2022, dẫn đến đường cong lạm phát (CPIH) tương tự như đường cong lạm phát của EU, nhưng với độ dốc đi xuống ít đáng kể hơn. BoE kỳ vọng về thời gian tăng lãi suất kéo dài; trong khi đó, ECB sẽ phải tính toán lại quy trình QT sau hai quý suy giảm kinh tế.
Dù bằng cách nào, những nỗ lực của chính quyền EU và Vương quốc Anh nhằm thiết lập một khung pháp lý phối hợp hơn có thể thổi luồng sinh khí mới vào các hoạt động tiền điện tử ở những khu vực này.
CBDC và tài sản token hoá
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) là xu hướng tất yếu. 114 quốc gia đang khám phá CBDC, trong đó Trung Quốc đã cho thấy những thí điểm thành công nhất. Vào 18/05/2023, Ripple đã công bố ra mắt Nền tảng Ripple CBDC mới, một 'giải pháp' được tạo ra dành riêng cho các thỏa thuận và thanh toán tức thì bằng CBDC, và tất nhiên, sẽ có nhiều nhà cung cấp cơ sở hạ tầng hơn.
Tiến trình với CBDC mở ra cánh cửa đến với thế giới tài sản được token hoá theo quy định — trái phiếu, chứng khoán và tài sản thế chấp. Nhiệm vụ của DeFi là đổi mới (ví dụ: các công cụ phái sinh staking thanh khoản) và phá vỡ nền tài chính truyền thống bằng các giao dịch không cần cấp quyền và không cần dựa vào bên thứ ba, nhưng theo thời gian, các nhà đầu tư toàn cầu sẽ dễ dàng tiếp cận với vô số tài sản truyền thống nhờ CBDC.
Tiền điện tử vượt lên trên những rủi ro tiềm ẩn
Bitcoin ra đời dưới dạng 'tiền mặt điện tử ngang hàng hoàn toàn' và sẽ duy trì trạng thái trung lập cho đến hết thời gian. (Nghĩa là, nếu Satoshi Nakamoto không bao giờ xuất hiện nữa.) Ngoài các hoạt động đầu cơ quá mức và sử dụng đòn bẩy 'suy giảm', Bitcoin thực sự là kho lưu trữ giá trị không thiên vị và không rủi ro của thế giới — không in ấn vô hạn, không rủi ro vỡ nợ, không thao túng gây hại. Kết hợp với sức mạnh của hợp đồng thông minh, việc này phải được tận dụng tối đa để loại bỏ rủi ro hệ thống đi kèm với sự phụ thuộc quá mức vào bất kỳ loại tiền tệ pháp định nào và tạo ra một thế giới phi tập trung thực sự.
Trong thời gian chờ đợi, chúng ta có thể nghe theo lời khuyên của Jim Cramer và làm ngược lại: đầu tư vào công nghệ và trí tuệ nhân tạo (chúng tôi biết có một quỹ ETF Inverse Cramer). Nhưng tốt hơn là đừng nói không với một con mèo, hay bất kỳ con mèo nào.
Nguồn: Twitter của Jim Cramer
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Bài viết này không đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ được nhắc đến nào, và không nhằm mục đích tư vấn đầu tư, tài chính hoặc giao dịch. Bạn cần tham khảo các chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào.